Ngày nay với nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao, người dân tại các thành phố lớn thường có xu hướng xây dựng tầng hầm nhà phố. Bởi vì không ai là không mong muốn sở hữu một ngôi nhà rộng rãi và tiện nghi. Nhất là với những gia đình sở hữu xe ô tô, thì tầng hầm được xem là nhu cầu thiết yếu của họ. Hay thậm chí nơi đây còn có thể “biến” thành nhà kho hoặc hệ thống bồn nước sử dụng nguồn nước sinh hoạt lên các lầu phía trên, tăng thêm diện tích sinh hoạt cho gia đình.
Mục lục
Vì sao nên xây dựng tầng hầm nhà phố?
Ngày này, khi xây dựng một ngôi nhà, các yêu cầu về sự tiện nghi, công năng và tính thẩm mỹ ngày càng cao. Nhiều công trình xây dựng đang hướng đến việc có thêm một tầng hầm để tăng không gian sử dụng. Vậy có nên xây nhà có tầng hầm? Những lưu ý khi xây dựng?
Tầng hầm là tầng nằm ngay dưới tầng trệt và ở dưới mặt đất. Không gian của tầng hầm thường tối, ít thông thoáng do được xây hoàn toàn ở bên dưới mặt đất. Cho nên nhà có tầng hầm là nhà sở hữu một hoặc nhiều tầng hầm được xây dựng một phần hoặc hoàn toàn dưới lòng đất.
Cho nên khi xây dựng tầng hầm nhà phố, chủ đầu tư cần phải đặc biệt chú ý đến những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn.
Lưu ý cần biết khi xây dựng tầng hầm nhà phố
Những lưu ý khi xây nhà có tầng hầm sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
Thiết kế số tầng hầm thích hợp
Theo quy định của Bộ Xây dựng về số tầng hầm, chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên, tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của gia đình mà bạn có thể thiết kế số tầng hầm thích hợp.
Thông thường, đối với những dự án nhà phố, nhà ở dân dụng, số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. Nhưng đối với những công trình lớn được sử dụng với mục đích thương mại thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5.
Lưu ý chiều cao tầng hầm
Đối với nhà phố hoặc biệt thự, chiều cao tầng hầm cần đảm bảo tối thiểu là 2,2m. Chiều cao của đường dốc hầm cũng tương ứng tối thiểu là 2,2m. Chiều cao này sẽ giúp xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chiều cao của các loại xe trong nhà mà bạn nên lựa chọn độ cao của dốc sao cho phù hợp.
Chiều sâu hầm theo quy định
Chiều sâu tầng hầm theo quy định phải sâu từ 1,5m trở lên; còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu đào cho đến đáy móng là khoảng 3m; nên tính ra phải đào đất rất nhiều mới có thể xây hầm.
Ngoài đảm bảo về độ sâu, bạn cũng cần đảm bảo độ thông khí và ánh sáng trong hầm để không gian thoải mái và thoáng đãng nhất có thể. Nhằm tránh tình trạng bí bách, ngột ngạt.
Độ dốc hầm tối thiểu
Bộ Xây dựng quy định, độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của hầm. Ví dụ hầm có chiều sâu 1m; thì chiều dài của dốc hầm tối thiểu là 6m.
Trong trường hợp dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13%. Đường dốc thẳng đạt 15%. Độ dốc hầm cho nhà phố thường từ 20 – 25%. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.
Nền và vách hầm tránh ngập nước
Để đảm bảo quy định cũng như độ an toàn; nền và vách hầm đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Đồng thời, công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ. Điều này giúp hầm tránh ngập nước; và giúp thoát nước thải ra đường cống tốt nhất.
Ngoài ra để tránh nước mưa tràn vào và dẫn sang lỗ ga; bạn cần phải thiết kế rãnh âm. Từ lỗ ga thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường lớn; nhằm tránh tình trạng ngập lụt dưới hầm.
Nguồn: Laodong.vn